Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Kim Động > Xã Toàn Thắng

Xã Toàn Thắng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên

Toàn Thắng là 1 xã của huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Kim Động: (0221)3811135.
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Kim Động: +84 321 3862 406
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 7,13 km²
Tổng số dân: 9.249 người năm 1999.
Tọa độ: 20°47′25″B 106°2′1″Đ
Mang đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình vĩ tuyến; thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa, khí hậu biến động mạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20c. Mùa hè nhiệt độ trung bình 30 – 320c; cao nhất vào tháng 6 và 7 nhiệt độ có khi lên tới 380c. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17-220c; thấp nhất vào tháng 1 và 2 nhiệt độ 8-100c. Tổng tích ôn trung bình hàng năm là 85030c.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm xấp xỉ 85%, cao nhất 90,6%, thấp nhất 60%. Tháng 3 là tháng ẩm nhất và tháng 11 là tháng khô nhất.
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1700mm. Lượng mưa trung bình tháng trong năm là 175mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Mưa thường xảy ra trùng với nước lũ sông Hồng lên cao, gây úng lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước sông Hồng là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho việc tưới và bồi đắp một phần phù sa cho đồng ruộng.
Với khí hậu – thủy văn như trên là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Song phải có những biện pháp phòng chống hạn úng, đồng thời phải xác định cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Lịch sử

Vào những thế kỷ đầu của công nguyên, Kim Động thuộc quận Giao Chỉ, thời nhà Đinh có tên là Đằng Châu, thời nhà Trần có tên là Kim Động cho đến nay.
Ngày 24 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 70/CP của Hội đồng Chính phủ, huyện Kim Độngsáp nhập với huyện Ân Thi thành huyện Kim Thi, thuộc tỉnh Hải Hưng. Sau 17 năm hợp nhất, đến tháng 4 năm 1996 thực hiện Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 27/01/1996 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Kim Thi tách ra thành hai huyện Kim Động và Ân Thi như trước.
Kim Động nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, được phù sa sông Hồng bồi đắp. Trải qua hàng vạn năm, bãi bồi lấn dần ra biển, những người dân Việt cổ men theo những dòng sông, săn bắt thủy sản, phát triển nghề trồng lúa nước để sinh sống. Cùng với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, những làng mạc định cư đầu tiên của người Kim Động được dựng lên ven sông Hồng. Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và trong lao động để tồn tại, những người dân với sức lao động cần cù, chịu khó đã đoàn kết, giúp đỡ nhau khai phá những bãi đồng lầy, dựng làng, lập ấp, gieo lúa, trồng màu để sinh sống. Nhiều làng mạc trong huyện hiện nay vẫn còn chữ Xá (nghĩa là cộng đồng cư dân có chung nguồn gốc): Động Xá, Vĩnh Xá, Vũ Xá, Mai Xá,… Đến nay, nhiều nơi trong huyện vẫn còn tên cổ của làng để ghi công lao những người đầu tiên có công khai lập nên, hoặc ghi nhớ những sự tích của làng, như: làng Nở (Duyên Yên), làng Tè (Tạ Xá), làng Phận (Dưỡng Phú)…
Nhân dân Kim Động mang trong mình dòng máu Lạc Rồng, có truyền thống cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh với thiên nhiên, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, đã cùng đồng bào cả nước đánh đuổi hết thù trong giặc ngoài; ngày nay nhân dân Kim Động đang hăng say phấn đấu xây dựng một Kim Động giàu mạnh, phồn thịnh, phấn đấu trở thành huyện tiêu biểu của tỉnh về mọi mặt...
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, xã Bảo Khê được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013, các xã Hùng Cường, Phú Cường được sáp nhập vào thành phố Hưng Yên.
Ngoài ra có một xã nữa là Đằng Châu không rõ cách Đồng Thanh mấy cây số. Xã Đằng Châu là nơi Phạm Bạch Hổ đóng giữ.

Kinh tế

Xã Toàn Thắng (Kim Động): Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làng nghề thu hút 1.500 lao động
Xã Toàn Thắng (Kim Động) hiện có trên 1 nghìn hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh các ngành nghề như: mộc, xây dựng, chế biến lương thực và đặc biệt là sản xuất rượu truyền thống của làng nghề Trương Xá. Các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã tạo việc làm với thu nhập cao, ổn định cho hơn 1.500 lao động địa phương. Theo ước tính của xã, thu nhập từ hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp năm 2008 đạt 32 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm 2007. Bên cạnh đó, hoạt động vận tải hàng hoá và dịch vụ thương mại cũng phát triển mạnh mẽ. Đến nay toàn xã đã có trên 40 chiếc xe ô tô vận tải hàng hoá và chở khách. Ước tính thu nhập từ vận tải và dịch vụ thương mại đạt 33 tỷ đồng.
Xã phấn đấu trong năm 2009, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ thương mại phát triển với mức tăng trưởng từ 22% – 25%, thu hút 1.300 hộ gia đình tham gia và tạo việc làm cho 2 nghìn lao động địa phương.

Văn hóa du lịch

ĐÌNH AN XÁ
Đình An Xá xây dựng theo hướng Tây trên thế đất “con quy” nằm ngay giữa làng An Xá, xã Toàn Thắng.
Đình thờ An Công, Dực Công là tướng của vua Hùng thứ 18, hai vị có công đánh giặc cứu nước đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân. Sau khi mất, hai ngài đều hiển ứng giúp nước cứu dân, được nhân dân tôn làm Thành Hoàng làng ngàn năm thờ phụng.
Đình được khởi công xây dựng từ xa xưa, trải qua các triều đại ngôi đình đều được trùng tu. Kiến trúc hiện nay được giữ nguyên sau lần trùng tu lớn vào năm Bảo Đại Tân Tỵu (1941), kết cấu kiểu “nội công ngoại Quốc” với các hạng mục tương đối đồng bộ gồm: Đại bái, ống muống và hậu cung, hai bên là hai dãy dải vũ. Các mảng chạm khắc được tập trung chủ yếu ở toà đại bái với các đề tài tứ linh, tứ quý rất công phu và tỉ mỉ.
Đình còn lưu giữ được nhiều hiện vật, cổ vật có giá trị như:5 đạo sắc phong các thời Lê, Nguyễn, choé sứ, nhang án, khám thờ.
Đình An Xá được Nhà nước xếp hạng di tích: “Lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia năm 1994
Một số đặc sản của Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong hoa nhãn, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, bún khô Vĩnh Thọ...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Toàn Thắng:

Hình ảnh về Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên

Hình ảnh Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên
Sử dụng máy cấy lúa tại xã Toàn Thắng- Kim Động- Hưng Yên
Hình ảnh Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên
Chưng cất rượu truyền thống tại xã Toàn Thắng- Kim Động- Hưng Yên
Hình ảnh Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên
Sen Kim Động

Dự án bất động sản tại Xã Toàn Thắng, Kim Động - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Toàn Thắng, Kim Động - Hưng Yên

Xã Toàn Thắng gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Toàn Thắng

Chi nhánh / cây ATM tại Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Toàn Thắng - Huyện Kim Động - Hưng Yên

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankPhòng giao dịch Trương XáThôn Trương Xá, Xã Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên

Cây ATM ngân hàng ở Xã Toàn Thắng - Huyện Kim Động - Hưng Yên

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankTrương Xá - Toàn ThắngThôn Trương Xá, Xã Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên

Ghi chú về Toàn Thắng

Thông tin về Xã Toàn Thắng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Toàn Thắng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên